- ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU CỦA BẠN LÀ GÌ?
Một trong những câu hỏi kinh điển được nhiều nhà tuyển dụng hỏi nhất trong các cuộc phỏng vấn có lẽ là câu hỏi về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Thông qua câu hỏi này, bạn và các ứng viên khác sẽ có cơ hội chứng minh năng lực của mình trước mặt nhà tuyển dụng, còn nhà tuyển dụng thì nhờ vào câu hỏi này mà tìm ra được ứng cử viên tiềm năng nhất.
Điểm mạnh (Strengths) là tất cả những thế mạnh nổi trội mà bạn có. Điểm mạnh cũng được chia thành nhiều loại, từ điểm mạnh trong tính cách, điểm mạnh trong tư duy đến điểm mạnh trong hành động,…Nhưng về cơ bản thì điểm mạnh được thể hiện thông qua một số phẩm chất và kỹ năng như: trình độ chuyên môn giỏi, thành thạo tin học văn phòng….
Điểm yếu (Weakness) bao gồm những thiếu sót trong tính cách mà bạn cần sửa chữa và cả những kỹ năng, chuyên môn mà bạn làm chưa giỏi. Về cơ bản có một số điểm yếu phổ biến như: nhạy cảm quá mức, dễ nổi nóng mất bình tĩnh…
Hãy tự tin vì ai trong chúng ta cũng đều có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau chính vì vậy chia sẻ thẳng thắn với nhà tuyển dụng nhé!
2.BẠN ĐÃ TỪNG ĐẢM NHẬN VAI TRÒ TEAM LEADER BAO GIỜ CHƯA?
Mục đích câu hỏi này để đánh giá kinh nghiệm của bạn ở vị trí này tương đương này hay chưa. Từ đó sẽ đánh giá chuyên môn của bạn.Nếu bạn đã làm ở vị trí này, bạn nên trình bày ngắn gọn những trải nghiệm mà bạn đã có trước đó.
3.THÀNH TỰU MÀ BẠN TỰ HÀO NHẤT TRONG CÔNG VIỆC TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY LÀ GÌ?
Đây là câu hỏi thẳng thắn nhất để bạn có thể PR cho thực lực của chính mình. Cho dù bạn muốn nói về doanh số, giải thưởng, khen thưởng hay những ví dụ về các sản phẩm, kế hoạch, dự án mà bạn tham gia đã đạt được thành công, bạn cũng hãy tóm tắt và sử dụng những con số, ví dụ cụ thể để trả lời cho câu hỏi bạn đã đạt được “cái gì và bao nhiêu”.
4.MỤC TIÊU VỀ TƯƠNG LAI CÔNG VIỆC BẠN MONG MUỐN LÀ GÌ?
Khi được hỏi câu này, bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy mục tiêu trong công việc này là gì?
Từ đó nói lên mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bạn.
5.NHỮNG KHÓ KHĂN LỚN TRONG CÔNG VIỆC CỦA BẠN TRƯỚC ĐÂY LÀ GÌ?
Điều quan trọng ở đây không phải là “thất bại đó là gì” mà là “quá trình cải thiện” sau khi thất bại đó xảy ra. Đối với những thất bại hay lỗi sai đã xảy ra đó, bạn đã “phân tích nguyên nhân” như thế nào, bạn đã “suy nghĩ” và “phán đoán” nó như thế nào. Và bạn đã có những “hành động” như thế nào, kết quả là bạn đã “cải thiện” nó ra sao? Từ những điều đó, thứ bạn học được là gì? Hãy thử phân tích những yếu tố này, suy nghĩ về chúng, bạn sẽ có thể tổng hợp chúng 1 cách dễ dàng đấy.
6.BẠN ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT NHÓM THẾ NÀO QUA CÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ ĐƯỢC?
Để trả lời câu này, bạn phải cho nhà tuyển dụng thấy rằng mình sẽ không dựa vào bản năng, cảm tính để đưa ra đánh giá mà dựa vào các con số, cơ sở rõ ràng để đưa ra quyết định.
7.KHI GẶP PHẢN HỒI GẮT GAO TỪ THÀNH VIÊN NHÓM BẠN SẼ XỬ LÝ THẾ NÀO?
Đây là câu hỏi nhà tuyển dụng đánh giá khả năng xử lý tình huống của bạn khi gặp vấn đề. Bạn hãy vận dụng những kinh nghiệm vốn có hay hiểu biết của bản thân để xử lý vấn đề trên. Bạn có thể tham khảo cách sau đây:
Bạn sẽ có cuộc trao đổi riêng với bạn mà có phản hồi gắt gao đó. Tìm hiểu nguyên nhân tại sao bạn lại phản ứng như vậy và tìm cách xử lý
Bởi vì phản ứng gắt gao sẽ ảnh hưởng đến cả nhóm, vì thế bạn cần làm việc và điều chỉnh hành vi phù hợp với cách làm việc nhóm.
8.HÃY CHO CHÚNG TÔI BIẾT TỔNG THỂ QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH CỦA MỘT DỰ ÁN?
Ở câu hỏi này, bạn có thể tham khảo câu trả lời sau cho câu hỏi quy trình lập kế hoạch của một dự án như sau:
-Xác định mục tiêu của dự án.
-Xác định thời gian chuyển giao.
-Xác định lộ trình dự án.
-Xác định kế hoạch hỗ trợ.
9.LÀM THẾ NÀO BẠN KIỂM SOÁT ĐƯỢC HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN?
Ở câu hỏi này, bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy được kiến thức chuyên môn:
-Khi lập kế hoạch điều quan trọng nhất là tính thực tế qua việc nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh.
-Khi nghiên cứu thị trường càng kỹ thì kế hoạch càng sát với thực thế. Khi đó, kế hoạch sẽ giảm thiểu được các sự cố khi thực hiện.
-Và khi sự cố xảy ra cần tìm cách xử lý nhanh chóng.
10.MỨC LƯƠNG BẠN MONG MUỐN LÀ BAO NHIÊU?
Câu này rất dễ nhưng cũng rất khó. Tại sao lại nói vậy? Vì deal lương là cả một nghệ thuật đàm phán khi hai bên phải dò xét và thuyết phục nhau. Khi đi phỏng vấn, bạn không nên để nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn thực sự rất cần công việc này, vì khi đó họ sẽ nghĩ rằng cho dù họ có deal lương xuống thấp một xíu thì bạn vẫn sẽ nhận công việc này. Vậy nên hãy thật khéo léo tìm hiểu mức lương trung bình trên thị trường kèm với trình độ chuyên môn của bạn mà đưa ra mức lương phù hộ nhất nhé!